Điểm Khác Biệt Giữa Cờ Vua Thế Giới Và Cờ Ốc Tại Seagame 32
Seagame 32 là sự kiện thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đã và đang được diễn ra tại Campuchia. Tuy nhiên, trong kỳ Seagame năm nay trong danh sách các môn thể thao thi đấu cờ vua thế giới lại không có mặt mà thay vào đó là cờ ốc. Vậy tại sao lại có sự thay đổi này và hai môn thể thao này có điểm gì khác biệt? Tất cả sẽ được BONGDANET giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, anh em cùng theo dõi nhé!
Giới thiệu chung về kỳ Seagame 32 và cờ ốc
Seagame 32 hay còn được biết đến là một sự kiện thể thao lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với sự góp mặt của hàng nghìn vận động viên tới từ 11 quốc gia trong khu vực. Ở kỳ Seagame 32 năm nay Campuchia là nước đăng cai tổ chức.
Với sự đầu tư chỉnh chu về khâu tổ chức và kinh phí, hứa hẹn kỳ Seagame năm nay sẽ truyền tải đến cho khán giả cũng như bạn bè quốc tế những hình ảnh đẹp về thể thao Đông Nam Á.
Tuy nhiên, so với các kỳ Seagame trước thì tại giải đấu thể thao lần này bộ môn cờ vua thế giới đã được ban tổ chức thay thế bằng cờ ốc, với nhiều nét tương đồng với cờ vua. Được biết thì đây còn là bộ môn thế mạnh của nước chủ nhà Campuchia, khi cờ ốc được chơi khá phổ biến tại đất nước này.
Mặc dù đây là một môn thể thao mới và không phải là thế mạnh của nhiều nước. Nhưng các quốc gia vẫn thi đấu hết mình và đem về nhiều kết quả bất ngờ.
Sự khác biệt giữa cờ vua thế giới và cờ ốc tại Seagame 32
Như đã đề cập trước đó thì tại kỳ Seagame 32 năm nay do Campuchia đăng cai tổ chức thì bộ môn cờ vua thế giới quen thuộc đã được ban tổ chức thay bằng cờ ốc. Xét về khía cạnh chuyên môn chơi thì hai bộ môn này cũng có nhiều điểm khác biệt với nhau, do đó mà ít nhiều gây khó khăn cho kỳ thủ ở các nước trong khu vực. Cụ thể:
Về cách sắp xếp quân cờ
Theo như tìm hiểu thì ở cả cờ vua thế giới và cờ ốc đều sử dụng bàn cờ có 64 ô và theo hình vuông 8×8 – tức là mỗi bên sẽ đều có 16 quân cờ ban đầu. Tuy nhiên, thì xét về cách sắp xếp quân ở cờ ốc thì 8 quân tốt ở hàng trên lại được xếp cách ra một hàng so với hàng dưới thay vì trong môn thể thao cờ vua thế giới thì hai hàng trên và dưới lại được xếp sát nhau.
Vị trí xuất phát ban đầu
Đối với bộ môn cờ vua thế giới thì vị trí của các quân vua ban đầu sẽ được đặt đối diện nhau. Nhưng ở môn thể thao cờ ốc thì hai quân vua ban đầu sẽ được đặt chéo nhau.
Ngoài ra, đối với vị trí xuất phát ban đầu của các quân Tốt ở bộ môn thể thao cờ vua thế giới thì được đặt ở vị trí thứ 2 và thứ 7. Nhưng ở cờ ốc thì vị trí xuất phát ban đầu lại được chuyển lên nằm ở hàng ngang thứ 3 và thứ 6.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt rõ rệt nhất về vị trí xuất phát ban đầu giữa hai bộ môn này nằm ở việc nước đầu tiên của cờ ốc có thể đi như một quân mã. Nhưng ở cờ vua thì nước đầu tiên không thể đi như vậy.
Về uy lực của quân cờ
Tuy có nhiều điểm tương đồng về bàn cờ và cả quân cờ, thế nhưng so với cờ vua thế giới thì ở cờ ốc uy lực của các quân cờ có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể, đối với bộ môn cờ ốc thì quân Hậu và quân Tượng sẽ có thể chọn nhiều hướng đi như là chéo hoặc thẳng.
Tuy nhiên, mỗi lần di chuyển sẽ chỉ được một ô, điều này sẽ khiến cho sức tấn công của 2 quân này bị giảm đi rất nhiều. Do đó, mà nhiều người chơi cho rằng trong bộ môn thể thao cờ ốc tình trạng hai đối thủ hòa nhau là điều dễ dàng hơn rất nhiều so với đánh cờ vua thế giới.
Tiềm năng của kỳ thủ Việt Nam trước kỳ Seagame 32
Dù không có nhiều thế mạnh về bộ môn cờ ốc, bởi phần lớn các kỳ thủ tại Việt Nam đều xuất phát từ cờ vua thế giới. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo và tinh thần cống hiến của các kỳ thủ Việt Nam, đội tuyển cờ ốc Việt Nam vẫn có những tiềm năng rất lớn. Dưới đây là những tiềm năng của các kỳ thủ cờ ốc Việt Nam trước khi kỳ Seagame 32 sắp diễn ra:
Đội hình nhiều triển vọng
Hầu hết các kỳ thủ tham gia thi đấu cờ ốc trong kỳ Seagame 32 diễn ra tại Campuchia đề là những kỳ thủ được chuyển sang từ bộ môn cờ vua thế giới.
Với sự tương đồng về phong cách chơi và di chuyển thì những tuyển thủ như: Võ Thị Kim Thảo, Tôn Nữ Hồng Ân, Phạm Thanh Phương Thảo, Vũ Thị Diệu Uyên….Với kinh nghiệm thi đấu và tài năng của mình, hứa hẹn sẽ đem về cho đoàn thể thao Việt Nam những chiến tích vẻ vang tại kỳ Seagame lần này.
Phong cách chơi chắc chắn và sáng tạo
Những kỳ thủ trong đội tuyển cờ ốc Việt Nam tham dự tại kỳ Seagame 32 lần này đều sở hữu cho mình phong cách chơi cờ mang sự chắc chắn cao và cũng rất sáng tạo. Theo đó, các kỳ thủ đều có sự tính toán thế cờ chắc chắn và hiểu rõ đối thủ. Với phong cách chơi này, chắc hẳn các kỳ thủ cờ ốc Việt Nam sẽ là đối thủ mạnh so với nhiều quốc gia trong kỳ Seagame sắp tới.
Tinh thần học tập và sự cống hiến
Dù phải tham gia thi đấu ở một bộ môn thể thao khá mới và không phải là thế mạnh, tuy nhiên các kỳ thủ Việt Nam cũng rất tích cực tập luyện để làm quen và tích lũy kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, để tăng thêm kỹ năng khi thi đấu và tìm kiếm cảm giác chơi tốt đoàn kỳ thủ Việt Nam còn tham gia các khóa tập huấn dài hạn tại Đà Nẵng. Các khóa huấn luyện này sẽ là nơi mà các kỳ thủ giao lưu với nhau, đánh giá và tự sửa sai những khuyết điểm tồn tại trong chiến thuật.
Với tinh thần học tập, sự cống hiến và luôn cầu tiến. Chắc chắn trong kỳ Seagame sắp tới các kỳ thủ cờ ốc (vốn được chuyển sang từ bộ môn cờ vua thế giới tại Việt Nam) sẽ thi đấu tốt hơn và cống hiến cho khán giả những ván cờ mãn nhãn.
Sự tự tin và đặt mục tiêu cao
Dù có thời gian tập luyện chưa lâu và phần lớn các kỳ thủ cờ ốc đều được chuyển hướng từ cờ vua thế giới. Tuy nhiên, họ luôn luôn cố gắng học tập và tự tin đề ra cho mình những mục tiêu nhất định.
Cụ thể thì ông Nguyễn Minh Thắng – trưởng đoàn cờ ốc Việt Nam tại Seagame 32 cho biết mục tiêu của đội tuyển đề ra khi đến với kỳ Seagame này là 2 huy chương vàng, 5 huy chương bạc và 5 huy chương đồng.
Luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
Bên cạnh việc chuẩn bị về mặt kỹ thuật và tinh thần, đội tuyển cờ ốc Việt Nam trước khi đến thi đấu tại kỳ Seagame 32 còn tiến hành nghiên cứu các đối thủ của mình. Dựa trên việc phân tích phong cách đấu, điểm mạnh và điểm yếu của từng người. Từ đó, để ra những chiến thuật và hướng đi cụ thể để giành lợi thế cho kỳ thủ Việt Nam.
Đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng
Để giúp cho các kỳ thủ của mình có một môi trường rèn luyện tốt, nhằm phát huy tối đa kỹ năng của mình. Liên đoàn thể thao Việt Nam đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và chương trình huấn luyện. Điều này giúp cho các kỳ thủ cờ ốc ở Việt Nam dễ dàng tiếp cận với bộ môn này và nâng cao kỹ năng chơi một cách nhanh chóng.
Mặc dù môn thể thao cờ vua thế giới quen thuộc bị loại bỏ và thay vào đó là một môn thể thao cờ ốc với nhiều điểm khác biệt. Thế những bằng những sự cố gắng học tập và tinh thần cống hiến cao các kỳ thủ cờ ốc Việt Nam vẫn phát triển và tiếp tục xây dựng thành công trên chặng đường sắp tới. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của BONGDANET đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt của hai bộ môn này.